HỎI ĐÁP VỀ PHÂN BÓN SILIC SILICAMON
ĐÔNG SƠN
1.
Tại
sao phải dùng phân bón Silic Silicamon Đông Sơn để bón ngay cho cây trồng?
Vì Silic là
thành phần thiết yếu của dinh dưỡng cây trồng. Trước kia nó có nhiều trong đất,
nước phù sa mùa lũ, nước ngầm và nước tưới. Nay do canh tác lâu năm, lớp đất mặt
bị rửa trôi dẫn đến thiếu Silic nghiêm trọng vì vậy cần phải bổ sung ngay Silic
cho đất trồng cây.
2.
Thiếu Silic gây ra các hiện tượng gì trên cây trồng?
- Tế
bào thực vật nhanh thoái hóa, già cỗi, thực vật bị biến dị gien.
- Thân, cành vặn vẹo dễ gẫy; lá
yếu, mỏng, nhanh rụng: hoa, củ, quả, hạt không đậu hoặc bị dị hình, mùi vị nhạt, ăn không ngon.
- Sức đề kháng
kém nên sâu bệnh nhiều, nhất là các loại bệnh do nấm, vi sinh vật và tuyến
trùng… dẫn đến mất mùa.
3.
Dùng
Silic Silicamon Đông Sơn bà con có lợi ích gì?
-
Tăng năng suất cho tất cả các loại cây trồng lên ít nhất 20%, cá biệt có những
loại cho năng suất tăng từ 40
đến
100%.
- Tăng
chất lượng nông sản.
-
Hình dạng đẹp mắt
hơn, vị thơm ngon hơn.
- Ngăn chặn sự hấp thu Asen, nâng cao hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng
của cây trồng dẫn đến giảm dư lượng Asen và dư lượng Đạm bên trong nông sản
(ngăn chặn độc tố bên trong).
-
Tăng cao sức đề kháng của cây trồng đối với các loại sâu và nấm bệnh nên ít phải
sử dụng các loại thuốc trừ sâu, BVTV (ngăn chăn độc tố bên ngoài).
- Giảm các loại
phân bón khác: Đạm giảm 50%; Lân giảm 30%; Kali giảm 20%. (Giảm theo cơ cấu
phân bón Khuyến nông đang hướng dẫn canh tác tại địa phương,định lượng đang phù
hợp với từng loại cây, giống). Nếu
đang dùng các loại phân tổng hợp như NPK; NPKS; NPK+Te… thì giảm đi từ 30% đến 35%
4.
Dùng
Silic Silicamon Đông Sơn thế nào để đem
lại hiệu quả cao nhất?
- Dùng
đúng cách: Tìm mọi cách đưa đều vào trong đất trồng, tốt nhất
là để ở dạng bột, trường hợp không để được ở dạng bột thì hòa thật loãng với nước
và tưới từ từ vào vùng rễ của cây trồng, không để giây ra lá hoặc thân cây.
- Dùng
đúng thời điểm: Đối với cây ngắn ngày thì tốt nhất là
bón lót, bón một lần trước khi gieo trồng. Đối với cây dài ngày, bón thường
xuyên trong năm, bón cùng và vào các thời điểm cây cần bón các loại phân bón
khác.Thời điểm quan trọng nhất là trước khi cây ra hoa từ 21 đến 50 ngày phải
được bón 1 lần.
- Dùng
đúng định lượng: Có bảng định lượng chung cho từng loại
cây. Trong quá trình sử dụng bà con có thể tăng hoặc giảm chút ít để đạt được
năng suất và hiệu quả cao nhất tại địa phương mình.
- Phân
bón Silic Silicamon Đông Sơn không
phải phân N.P.K, không thể thay thế cho N.P.K nên khi sử dụng phải sử dụng kết
hợp phân bón Silic Silicamon Đông Sơn
và phân N.P.K, có thể thêm bột đất hoặc cát ẩm để bón vào vùng rễ cây.
- Sử
dụng phân bón Silic Silicamon Đông Sơn
phải khắc phục tâm lý tiểu nông chỉ muốn cho nhà mình tốt mà không muốn cho nhà
người khác tốt. Phân bón Silic Silicamon
Đông Sơn sử dụng trên diện tích lớn sẽ cho kết quả tốt hơn khí sử dụng trên
diện tích nhỏ.
- Khác phục tâm lý cục bộ chỉ muốn địa phương mình tốt, không muốn
địa phương khác tốt.
- Khắc
phục tâm lý nóng vội là dùng phân bón hôm nay ngày mai cây phải tốt ngay vì
phân bón Silic Silicamon Đông Sơn không
có chất kích thích mà do các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu từ từ cải tạo thực
vật.
5.
Cơ
chế nào mà phân bón Silic Silicamon Đông Sơn giảm được sâu bệnh và nhất là 10 loại sâu bệnh
hại trên cây lúa nước:
-
Cơ chế bên trong:
Silic làm cho các tế bào thực vật khỏe,
nhất là màng tế bào. Nhiều tế bào thực vật khỏe làm nên Mô thực vật khỏe, nhiều
Mô thực vật khỏe dẫn đến các bộ phận của cây khỏe. Khi một cây khỏe nó sẽ tăng
sức đề kháng của bản thân do đó giảm sự lây nhiễm nấm bệnh từ trong tự nhiên và
các cây đã nhiễm bệnh khác.
- Cơ chế bên ngoài:
+
Màu tự vệ: Silic làm cho cây rất khỏe, lá có màu xanh đẹp, khỏe,
lớp diệp lục và lớp phòng vệ bên ngoài khỏe, thực vật phát ra sóng cảnh báo với
các con bướm mẹ hay các loại sâu mẹ rằng đây là 1 cây khỏe, nếu đẻ trứng ở đây,
tỉ lệ sống sót sẽ rất ít nên chúng sẽ ít đến.
+
Vỏ tự vệ: Silic làm cho lớp vỏ Cutin (lớp màng ngoài cùng của
vỏ cây) của cây rất cứng, lớp vỏ này như tấm lá chắn ngăn cản sự tấn công của
các con sâu con mới nở, khiến chúng không thể đục vào thân, lá hoặc quả dẫn đến
việc sâu con không lấy được chất dinh dưỡng và chết đi.
+
Tạo môi trường an toàn cho các loại thiên địch của sâu bệnh:
Do cây khỏe và có khả năng tự chống chịu sâu bệnh tốt, chúng ta không cần sử dụng
quá nhiều các loại thuốc trừ sâu BVTV nên các loại thiên địch của sâu bệnh như
chim sẻ, chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến lửa, nhện, rắn nước, ếch nhái, cá rô… không
bị chết do nhiễm thuốc trừ sâu sẽ tiêu diệt những con côn trùng có hại còn lại.
Đặc biệt trong phân bón Silic Silicamon Đông Sơn có một số
nguyên tố vi lượng làm cho cây lúa nước chống được bênh đạo ôn. Bệnh nghẹt rễ không
xảy ra trên cây lúa nước được bón phân bón Silic
Silicamon Đông Sơn. Bệnh khô vằn xoắn lá, bệnh bạc đầu lá trên cây lúa nước
giảm do cơ chế phòng chống sâu bệnh nấm và các vi sinh vật gây hại bên trong của
thực vật. Các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá, Rầy nâu được phòng chống bởi cơ
chế phòng vệ bên ngoài của thực vật. Hai loại nạn gây nên thiệt hại rất lớn ở
cây lúa nước là nạn Chuột và nạn Ốc bươu vàng giảm rất nhiều bởi cơ chế vỏ tự vệ
và tạo môi trường an toàn cho thiên địch.
Trên
các cây ăn quả lưu niên, phân bón Silic
Silicamon Đông Sơn có tác dụng phòng chống các bệnh rỉ sắt, bệnh vàng lá, bệnh
đốm lá… Bằng cơ chế phòng vệ bên trong, phân bón Silic Silicamon Đông Sơn giúp cho cây trồng khỏe hơn, không bị nhiễm
và chống lây nhiễm từ các cây đã bị bệnh. Đặc biệt bệnh nấm thối rễ trên cây
lưu niên, gây ra các hiện tượng vàng lá, chết nhanh, chết chậm, nếu có thể phát
hiện sớm và sử dụng phân bón Silic
Silicamon Đông Sơn thì cây có thể cứu lại và tiếp tục cho thu hoạch.
GIẢI
PHÁP ĐỒNG BỘ
ĐỂ
VỪA CÓ NÔNG SẢN SẠCH, VỪA CHO NĂNG SUẤT CAO
VÀ
CHO MÔI TRƯỜNG CANH TÁC AN TOÀN BỀN VỮNG
(Không phải dùng thuốc trừ sâu –
BVTV)
I.
Dùng phân bón Silic Silicamon Đông Sơn theo đúng hướng dẫn.
II.
Điều chỉnh một chút phương pháp canh tác
cho đỡ lãng phí phân bón và giống.
Ví dụ:
Với cây lúa nước: Cấy một
dảnh mạ, cấy thưa từ 20 đến 25 khóm/m2. Nếu chủ động được nước tưới tiêu thì
nên tưới dấp dính, nếu cây trồng ở trên cạn thì nên áp dụng phương pháp tưới nhỏ
giọt.
III.
Đưa bẫy sinh học (BSAT) vào đặt ở các vườn
rau, màu trong trang trại để bẫy côn trùng có hại mà không phải dùng thuốc trừ
sâu hay thuốc bảo vệ thực vật nữa.
(Để
có thêm thông tin về Phân bón Silic Silicamon Đông Sơn và bẫy sâu sinh học bà
con có thể tìm hiểu kỹ lưỡng trong tài liệu của Công ty TNHH LIMEX Việt Nam)
CÔNG DỤNG CỦA
DUNG DỊCH:
Dung dịch bẫy
sâu sinh học được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng thu hút các loại
sâu, không gây độc hại cho con người, vật nuôi, không làm nhiễm độc đất, dễ làm
và dễ sử dụng.
CÁCH
LÀM DUNG DỊCH:
1. Nguyên liệu:
Bao gồm: 1kg đậu tương và 10 lít nước sạch
2. Cách làm:
- Nghiền (hoặc
xay nát đậu tương) sau đó pha đậu tương đã nghiền với nước sạch, ủ ở nhiệt độ
25ºC trở lên. Khi nước đậu tương có mùi
thối thì chúng ta loại bỏ phần bã đậu và nước trong bên dưới đi, hớt lấy phần
váng nổi bên trên và đổ vào bẫy. Vào ban đêm, khi chúng ta mở bẫy ra, mùi của
dung dịch sẽ thu hút các loại sâu bọ đến. Đến ban ngày, chúng ta chỉ cần đóng bẫy
lại, các loại sâu bọ sẽ chết hết ở trong bẫy mà không cần thuốc trừ sâu. Sau
vài ngày sử dụng, khi dung dịch bay hết mùi, chúng ta chỉ cần thay dung dịch và
lập lại quá trình trên.
Chú ý: Vào mùa
thu hoạch đậu tương, chúng ta có thể tận dụng cả lá, thân và rễ của cây đậu
tương để chế tạo dung dịch bẫy sâu sinh học.
CÁCH
SỬ DỤNG BẪY SÂU SINH HỌC:
Bẫy sâu sinh học
an toàn là thành phần đồng bộ khi sử dụng cùng với phân bón Silic Silicamon Đông
Sơn để cho được nông sản sạch. Bẫy được chôn cố định ở vị trí thoáng đãng
ngoài đồng ruộng hoặc trong vườn cây, không gây cản trở cho việc vận chuyển hoặc
canh tác. Bẫy chôn ngập trong đất, phần miệng nhô lên khỏi mặt đất khoảng 10cm.
Xung quanh vét rãnh thoát nước sao cho mưa ngập không vào thùng. Trong thùng đổ
từ 25cm đến 30cm lượng dung dịch nêu trên. Chập tối những đêm không có mưa bão,
đem pin sạc ra, mở nắp thùng lên, gắn pin vào vị trí tai thùng và bật cho đèn
sáng. Sáng sớm hôm sau ra đậy nắp thùng, tháo pin ra đem về sạc lại. Buổi tối
đem Pin ra, mở nắp thùng. Côn trùng đã ngạt chết hết, dùng vợt vớt ra chôn xuống
đất, gắn pin vào và tiếp tục mở nắp bẫy tiếp. Sau vài lần, nếu thấy dung dịch
loãng hay cạn đi thì tiếp tục bổ sung thêm dung dịch cho đủ. Đối với vườn cây
lưu niên thì nên dùng thêm đèn cao để dẫn dụ côn trùng tới bẫy.
CÔNG TY TNHH LIMEX VIỆT NAM
0 nhận xét
Đăng nhận xét